Tôn giáo nào tốt nhất?

(Đây là một mẩu đối thoại ngắn giữa thần học gia người Brazil, Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma).

Leonardo là một trong những người cải cách Thần học Giải phóng.
Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về tôn giáo và tự do có Đức Đại Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài, vừa tinh nghịch vừa tò mò:
“Thưa Ngài, tôn giáo nào tốt nhất?”
Tôi nghĩ ngài sẽ nói:“Phật giáo Tây Tạng” hoặc “Các tôn giáo phương đông, lâu đời hơn Kitô giáo nhiều”
Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi… Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
Ngài trả lời:
“Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng Tối Cao nhất.
Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn.”
Để dấu sự bối rối của tôi trước một câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:
“Cái gì làm tôi tốt hơn?”
Ngài trả lời:
“Tất cả cái gì làm anh biết thương cảm hơn, biết theo lẽ phải hơn, biết từ bỏ hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn.”
“Tôn giáo nào biến anh thành như vậy là tôn giáo tốt nhất.”
Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác:
“Anh bạn ơi, tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh hoặc anh có ngoan đạo hay không.
Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng, và đối với thế giới.”
“Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta.”
“Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý. Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người.
Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành.
Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.”
“Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.
Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác.
Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh.
Đó là vấn đề lựa chọn.”

Cuối cùng ngài nói:

Hãy suy tư cẩn thận vì Tư Tưởng sẽ biến thành Lời Nói.
Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời Nói sẽ biến thành Hành Động.
Hãy hành xử cẩn thận vì Hành Động sẽ biến thành Thói quen.
Hãy chú trọng Thói Quen vì chúng hình thành Nhân Cách.
Hãy chú trọng Nhân Cách vì nó hình thành Số Mệnh,
và Số Mệnh của anh sẽ là Cuộc Đời của anh
và …
Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự Thật.” 

(Nguồn: Sưu tầm)

Cửu Diệu Tinh Quân

Cửu diệu tinh quân có nguồn gốc từ đạo Giáo, gồm 9 vị tinh quân, trong 7 vị có thực (Nhật, Nguyệt, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và 2 vị La Hầu (tiếng Phạn: Rahu) và Kế Đô (tiếng Phạn: Ketu) xuất phát từ Ấn độ giáo là hai điểm giao nhau với vòng Hoàng đạo của Mặt trăng (Moon node) giao điểm Bắc là La Hầu, giao điểm Nam là Kế Đô. La Hầu tượng trưng cho phần đầu của con Rắn Uragavagga đã nuốt chửng mặt trăng và bị thần Vishnu chém đứt đôi, Ketu chính là phần đuôi của con rắn.

Cách tính hạn

Hạn Cửu Diệu được tính theo vòng 9, cách tính đơn giản là lấy số tuổi (tính theo âm lịch) chia cho 9 và lấy số dư (dư 0 coi là 9) hoặc cộng hai số của tuổi đến khi tổng hai số nhỏ hơn 9 (ví dụ: 29 tuổi, ta có 2 + 9 = 11, 11 > 9 nên lại cộng tiếp 1 + 1 = 2, vậy hạn sẽ ở số 2) sau đó tra bảng sau để tìm ra sao hạn:




Lễ sao

Thái Dương:
Mỗi tháng cúng ngày 27, từ 21h00-đến 23h00, 12 ngọn đèn/nến theo đồ hình, hướng Đông
Bài vị (vàng): Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân (日宫太阳天子星君)
Khấn: Cung thỉnh Thiên đình Uất ly cung Đại Thánh đơn nguyên Hải Nhật Thái Dương Tinh quân vị tiền
Đồ hình sao Thái Dương

Thái Âm:

Mỗi tháng cúng ngày 26, từ 21h00-đến 23h00, 7 ngọn đèn/nến theo đồ hình, hướng Tây
Bài vị (vàng): Nguyệt cung Thái Âm Hoàng hậu Tinh quân (月宫太阴皇后星君)
Khấn: Cung thỉnh Thiên đình Kết lâu cung Đại Thánh Tố diệu Nguyệt phủ Thái Âm Tinh quân vị tiền
Đồ hình sao Thái Âm

Thủy Diệu:

Mỗi tháng cúng ngày 21, từ 21h00-đến 23h00, 7 ngọn đèn/nến theo đồ hình, hướng Bắc
Bài vị (đen): Bắc phương Nhâm Quý Thủy đức Tinh quân (北方壬癸水德星君)
Khấn: Cung thỉnh Thiên đình Kim nữ cung Đại Thánh Bắc phương Nhâm Quý Thuỷ Diệu Tinh quân vị tiền
Đồ hình sao Thủy Diệu

Mộc Đức:

Mỗi tháng cúng ngày 25, từ 21h00-đến 23h00, 20 ngọn đèn/nến theo đồ hình, hướng Đông
Bài vị (xanh): Đông phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh quân (东方甲乙木德星君)
Khấn: Cung thỉnh Thiên đình Thanh vân cung Đại thánh Trùng quang triều nguyên Mộc Đức Tinh quân vị tiền
Đồ hình sao Mộc Đức

Vân Hán:

Mỗi tháng cúng ngày 29, từ 21h00-đến 23h00, 15 ngọn đèn/nến theo đồ hình, hướng Nam
Bài vị (đỏ): Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh quân (南方丙丁火德星君)
Khấn: Cung thỉnh Thiên đình Minh ly cung Đại thánh Nam phương Bính Đinh Hoả đức Vân Hán Tinh quân vị tiền
Đồ hình sao Vân Hán

Thổ Tú:

Mỗi tháng cúng ngày 19, từ 21h00-đến 23h00, 5 ngọn đèn/nến theo đồ hình, hướng Tây
Bài vị (vàng): Trung ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh quân (中央戊己土德星君)
Khấn: Cung thỉnh Thiên đình Hoàng trung cung Đại thánh Thổ địa Địa la Thổ đức Tinh quân vị tiền
Đồ hình sao Thổ Tú

Thái Bạch:

Mỗi tháng cúng ngày 15, từ 21h00-đến 23h00, 8 ngọn đèn/nến theo đồ hình, hướng Tây
Bài vị (trắng): Tây phương Canh Tân Kim đức Thái Bạch Tinh quân (西方庚辛金德星君)
Khấn: Cung thỉnh Thiên đình Hạc linh cung Đại Thánh Kim đức Thái Bạch Tinh quân vị tiền
Đồ hình sao Thái Bạch

La Hầu:

Mỗi tháng cúng ngày 8, từ 21h00-đến 23h00, 9 ngọn đèn/nến theo đồ hình, hướng Bắc
Bài vị (vàng): Thiên cung Thần thủ La Hầu Tinh quân (天宫神首罗喉星君)
Khấn: Cung thỉnh Thiên đình Hoàng phan cung Đại thánh Thần thủ La Hầu Tinh quân vị tiền
Đồ hình sao La Hầu

Kế Đô:

Mỗi tháng cúng ngày 18, từ 21h00-đến 23h00, 21 ngọn đèn/nến theo đồ hình, hướng Tây
Bài vị (vàng): Thiên cung Thần vĩ Kế Đô Tinh quân (天官神尾计都星君)
Khấn: Cung thỉnh Thiên đình Báo vĩ cung Đại Thánh Thần Vỹ Kế Đô Tinh quân vị tiền
Đồ hình sao Kế Đô

Bài khấn cơ bản:

Việt nam quốc ..... thành/tỉnh .....quận/huyện .... phường/xã(*)
..................... niên .... nguyệt .... nhật ..... thời(**)
Nhương chủ: (họ tên, tuổi) ngụ tại .......(*)
Cung thỉnh:
 - Hiệu thiên Kim quyết Ngọc hoàng thượng đế
 - Tả Nam tào Lục ty diên thọ tinh quân
 - Hữu Bắc đẩu Cửu hàm giải ách tinh quân
 - Trung thiên Tinh chủ Bắc cực Tử vi Tràng sinh đại đế
 - (***)
 - Nguyên thần bản mệnh chân quân
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Nhương chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!

(*) Địa chỉ, từ lớn xuống bé, dòng trên là nơi lập đàn, dòng dưới là địa chỉ của nhương chủ (người gặp hạn sao)
(**) Tháng Giêng khấn là Sơ nguyệt.
(***) Danh hiệu sao như trên đã nói

Nạp âm Lục thập Hoa giáp

Khi bắt đầu mọi công việc, yếu tố đầu tiên được nhắc đến là tuổi của người liên quan, chủ sự, đó chính là Lục thập hoa giáp, hy vọng bài dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về yếu tố này.

Giáp Tý, Ất Sửu : Hải Trung Kim
Bởi ngũ hành của Tý đối ứng là Thủy, thủy còn gọi là hồ lớn, nơi đó thế thủy thịnh vượng. Trong ngũ hành Kim tử ở Tý, tang mộ ở Sửu. Thủy thế thịnh vượng kim lại tử ở đó cho nên gọi là Hải Trung Kim.

Bính Dần, Đinh Mão: Lô Trung Hỏa
Dần ở địa chi là ngôi thứ 3, Mão ở địa chi là ngôi thứ 4, (Bính, Đinh trong ngũ hành thuộc Hỏa) hỏa đã đạt đến vị trí chính lại được Dần Mão thuộc mộc. Trong ngũ hành trợ giúp. Khi này trời đất phảng phất như lửa trong lò mới sinh, vạn vật vừa mới bắt đầu sinh trưởng mà gọi là Lô Trung Hỏa trời đất như lò lửa, âm dương như than củi.

Mậu Thìn, Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc
Thìn đại biểu cho đất đai hoang dã, Tỵ đứng ngôi thứ 6 trong địa chi. Mộc ở ngôi thứ 6 có lợi sinh cành lá xum xuê. Cây to xum xuê sinh ở nơi đất đai hoang dã mà gọi là Đại Lâm Mộc.

Canh Ngọ, Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ
Mùi ngũ hành là Thổ sinh Mộc, khiến cho Ngọ ngũ hành là Hỏa được thành ra Hỏa vượng. Kết quả là Thổ ngược lại bị chịu trở ngại. Thổ là nơi sinh vật (Mộc), Mộc lại sinh Hỏa, Hỏa phản lại đốt Thổ. Cho nên Thổ bị chịu hại lấy bản thân giống như đất bụi ven đường mà gọi là Lộ Bàng Thổ. Lộ bàng thổ nếu được thủy tưới có thể về với thổ mà sinh vạn vật. Nếu được kim giúp thì xây dựng cung điện phú quý một thời.

Nhâm Thân, Quý Dậu: Kiếm Phong Kim
Ngũ hành của Thân Dậu là Kim, đồng thời Kim trong quá trình sinh trưởng vị trí Lâm quan ở Thân, Đế vượng ở Dậu. Kim sinh ra nếu thịnh vượng thì rất cương cứng, sự vật cương cứng không thể vượt qua được lưỡi kiếm, nên gọi là Kiếm Phong Kim.

Giáp Tuất, Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa
Tuất Hợi là cửa trời ( Giáp Ất thuộc Mộc) đốt lửa soi sáng cửa trời, ánh lửa nhất định chiếu đến cực cao. Cho nên đem nó gọi là Sơn Đầu Hỏa. Nắng chiều tà mặt trời gác núi tỏa sáng lung linh, do đó Hỏa trên núi có thể phản ánh được ráng trời.
Sơn Đầu Hỏa có thể thông với trời nên mệnh này quý và hiển vinh. Nhưng cần núi có Mộc, có Hỏa không thì ánh lửa khó chiếu đến cửa trời. Ngoài ra lửa ở núi lại sợ Thủy, nếu gặp Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) tương khắc thì hung thần tới nơi.

Bính Tý, Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy
Thủy ở trong ngũ hành vượng ở Tý suy ở Sửu. Thủy trong Bính Tý, Đinh Sửu thịnh vượng nhưng lại suy yếu. Cho nên không thể thành nước ở sông mà gọi là Giản Hạ Thủy (nước ở khe suối), khi mới thì lăn tăn gợn sóng, tiếp sau là đó hợp thành dòng chảy xiết va vào đá mà tung tóe như hạt tuyết. Cuối cùng hợp với các nhánh thành dòng lớn chảy về hạ lưu. Nước khe núi là nước trong thanh mảnh. Hợp với Sa Trung Kim (Giáp Ngọ, Ất Mùi) Kiếm Phong Kim (Nhâm Thân, Quý Dậu). Nhưng không hợp mệnh của Thổ và Hỏa. Thủy Hỏa chẳng dung nạp nhau, Thổ lại làm cho nước suối đục. Tốt nhất là gặp Đại Khê Thủy (Giáp Dần, Ất Mão) tương hợp tượng trưng cho suối nhỏ hợp thành sông càng chảy càng dài không phải lo nghĩ.

Mậu Dần, Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ
Thiên can Mậu Kỷ ngũ hành thuộc Thổ, Dần Mão ngũ hành thuộc Mộc, giống như tích thổ thành núi, phảng phất như đắp đất thành tường cho nên gọi là Thành Đầu Thổ.
Kinh đô của hoàng đế cư trú dùng đất đắp thành, lấy gạch xây thành như hình rồng cuốn chạy dài nghìn dặm, mãnh hổ tọa thế trấn bốn phương. Mệnh này gặp nước gặp núi là hiển quý. Trong thành gặp núi gặp nước là núi giả, nước tù không phải là quý. Nên kỵ  Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi), Tích lịch hỏa (Mậu Tý, Kỷ Sửu).

Canh Thìn, Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim
Kim hình thành trong Thổ mà sau lại ở cùng với Hỏa. Tuy hình thái của Kim đã bước đầu hình thành nhưng chưa cứng rắn. Cho nên gọi là Bạch Lạp Kim (vàng đài nến). Khi này khí của Kim vừa mới phát triển, giao hòa với tinh hoa của mặt trời mặt trăng mà ngưng kết khí của âm dương. Tính chất mới hình thành của Bạch Lạp Kim gặp Phú Đăng Hỏa (Giáp Thìn, Ất Tỵ) trong số mệnh gọi là “Phong mãnh hổ cách” thi cử học tập có đường đi tốt đẹp. Lại như gặp Trường Lưu Thủy (Giáp Thân, Ất Dậu), Trường Lưu Thủy (Nhâm Thìn, Quý Tỵ) trong số mệnh cho là mệnh quý. Nhưng bởi vì Bạch Lạp Kim tính yếu cho nên sợ Mộc khắc nó trừ khi nó gặp được Hỏa yếu cần phải có Mộc lại trợ giúp.

Nhâm Ngọ, Quý Mùi: Dương Liễu Mộc
Mộc tử ở Ngọ mộ tàng ở Mùi. Mộc đã tử vong tàng mộ, chỉ có thể mượn thiên can Nhâm Quý Thủy trong ngũ hành để cứu sống nó. Nhưng rốt cục sức sống mộc vẫn yếu đuối cho nên gọi là Dương Liễu Mộc (gỗ cây liễu). Nó giống như tằm nhả vạn mối dây tơ. Dương Liễu Mộc chỉ thích hợp với Ốc Thượng Thổ (Bính Tuất, Đinh Hợi), nhưng lại thích Thủy, trừ Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) ra thì đều tốt. Bản tính Dương Liễu Mộc tính Mộc yếu đuối gặp Hỏa thì dễ chết yểu, đồng thời nếu gặp Thạch Lựu Mộc (Canh Thìn, Tân Dậu) sẽ bị Thạch Lựu Mộc thịnh vượng áp chế, khiến cho Dương Liễu Mộc một đời bần tiện.

Giáp Thân, Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy
Kim kiến lộc ở Thân, vượng ở Dậu. Kim sau khi sinh thịnh vượng đến cực điểm thì dựa vào Hỏa để sinh Thủy, nhưng Thủy khi mới sinh thì ít ỏi, thế lại không vượng cho nên gọi là Tuyền Trung Thủy (nước trong suối). Từ nguồn gốc của nó mà nói, có Kim thì nguồn Thủy không bao giờ dứt. Lấy Sa Trung Kim (Giáp Ngọ, Ất Mùi), Thoa Xuyến Kim (Canh Tuất, Tân Hợi)  là tốt, gặp Thủy gặp Mộc cũng tốt. Nếu như trong tứ trụ năm tháng ngày giờ thì năm và giờ trụ đều có Thủy, ngày tháng hai trụ đều có Mộc như vậy gọi là mệnh đại phú đại quý.

Bính Tuất, Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ
Bính Đinh ngũ hành thuộc Hỏa, Tuất Hợi như cánh cửa trời. Hỏa đang cháy lại ở trên cao vậy thì Thổ tự nhiên không ở bên dưới, cho nên gọi là Ốc Thượng Thổ (đất trên mái nhà). Ở đây giải thích không được đúng lắm vì đất trên mái nhà thực tế chỉ là gạch ngói. Tuất Hợi như Thổ gặp Thủy hòa lại thành bùn, lấy Hỏa nung mới thành gạch ngói xây nhà lợp phòng. Ốc Thượng Thổ đã là gạch ngói, nó là đồ để lợp nhà đương nhiên cần Mộc là giá đỡ, sau mới cần Kim để trang điểm. Phòng ốc kim huy hoàng là tượng trưng cho đại cát đại quý. Cho nên gặp Kiếm Phong Kim (Nhâm Thân, Quý Dậu), Kim Bạch Kim (Nhâm Dần, Quý Mão) đều là mệnh phú quý. Nhà cửa sợ gặp hỏa hoạn cho nên Ốc Thượng Thổ cũng sợ Hỏa. Nhưng Thiên Thượng Hỏa (Mậu Ngọ, Kỷ Mùi) lại rất tốt vì Thiên Thượng Hỏa tượng trưng cho ánh nắng mặt trời.

Mậu Tý, Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa
Ngũ hành Sửu thuộc Thổ, ngũ hành Tý thuộc Thủy, Thủy ở chính vị mà với nạp âm gọi Hỏa. Đây là Hỏa trong Thủy, là thuộc tính rồng thần, cho nên ví nó như Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét). Lửa sấm, sét thế như điện chớp biến ảo vô cùng. Bản chất Thủy Hỏa vốn chẳng bao dung nhau mà nay Thủy Hỏa hợp nhất, sách xưa cho là một loại rồng thần. Rồng thần khi đến không thể không có gió mưa sấm chớp, do đó Tích Lịch Hỏa với Thủy Thổ Mộc gặp nhau hoặc tốt hoặc không có hại. Cái kỵ là Hỏa, bởi vì hai Hỏa gặp nhau tính khô nên xấu.

Canh Dần, Tân Mão: Tùng Bách Mộc
Mộc trong ngũ hành trưởng thành ở Dần, thịnh vượng ở Mão. Mộc thế sinh thịnh vượng không phải loại yếu đuối, cho nên gọi nó là Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng), tích huyết hứng sương che nắng mặt trời, gió thổi qua vi vu như nhạc cụ cành là dao động như lá cờ bay.
Cây tùng là loại cây có sức sống mãnh liệt, cho nên trong Hỏa chỉ có Lô Trung Hỏa (Bính Dần, Đinh Mão), trong Thủy chỉ có Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) mới có thể hại được nó, ngoài ra tất cả đều vô hại. Tùng Bách Mộc sợ gặp Đại Lâm Mộc (Mậu Thìn, Kỷ Tỵ), Dương Liễu Mộc (Nhâm Ngọ, Quý Mùi), tuy cùng là Mộc nhưng chất không giống tùng bách mà sinh lòng đố kỵ. Tùng bách thích gặp Kim, gặp nó là đại quý. Ngoài ra còn có một loại mệnh cách gọi là “Thượng tùng đông tú” tức là ba trụ tháng ngày giờ thuộc đông tức (Nhâm, Quý, Hợi, Tý thuộc đông), mệnh cách này là mệnh phú quý.

Nhâm Thìn, Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy
Thìn trong ngũ hành là nơi tích trữ nước, Tỵ trong ngũ hành là nơi sinh Kim. Trong ngũ hành Kim sợ Thủy, Kim trong Tỵ có hàm chất Thủy, bởi vì nơi tích trữ Thủy gặp Kim sinh Thủy, cho nên nguồn Thủy liên tục không ngừng mà gọi là Trường Lưu Thủy (nước sông dài). Trường Lưu Thủy ở Đông Nam lấy yên tĩnh làm quý.
Trường Lưu Thủy thế có cuồn cuộn không dừng, Kim có thể sinh Thủy cho nên nước sông dài gặp Kim là tốt. Nó sợ gặp Thủy bởi Thủy nhiều quá dễ gây úng lụt, đồng thời Thổ Thủy tương khắc gặp Ốc Thượng Thổ (Bính Tuất, Đinh Hợi), Bích Thượng Thổ (Canh Tý, Tân Sửu) thì khó tránh được tai họa, cần phải có Kim sinh Thủy ở lại ứng cứu. Ngoài ra, Thủy Hỏa cũng tương khắc nhưng cũng không tuyệt đối hẳn như thế. Trường Lưu Thủy gặp Giáp Thìn (Phú Đăng Hỏa), Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa) tuy là hỏa nhưng Thìn là rồng, rồng lại gặp thủy ý là rồng về biển mệnh, cách ngược lại là cực tốt.

Giáp Ngọ, Ất Mùi: Sa Trung Kim
Ngọ là nơi đế vượng của Hỏa trong ngũ hành. Hỏa vượng thì Kim suy. Mùi là nơi có Hỏa vượng suy yếu trong ngũ hành. Hỏa suy yếu Kim mới có thể từng bước trưởng thành. Hỏa vừa suy, Kim mới có hình, cho nên lực không thể lớn mạnh mà gọi là Sa Trung Kim (vàng trong cát). Sa Trung Kim là Kim mới bắt đầu hình thành chưa thể dùng được cho nên cần có Hỏa để luyện. Nhưng Hỏa quá vượng, mà Hỏa vượng thì Kim bại đồng thời cần phải có Mộc lại khắc chế Kim, khiến Kim không thể tùy tiện mà thịnh suy. Đồng thời phải lấy Sơn Đầu Hỏa (Giáp Tuất, Ất Hợi), Sơn Hạ Hỏa (Bính Thân, Đinh Dậu), Phú Đăng Hỏa (Giáp Thìn, Ất Tỵ) tính ôn hòa lại luyện nó. Trong số mệnh cho rằng đây là mệnh cục của thiếu niên vinh hoa phú quý. Sa Trung Kim cần có Thủy tĩnh, sợ nếu gặp Trường Lưu Thủy (Nhâm Thìn, Quý Tỵ) và Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) ngược lại đem vùi cát đi. Cho nên cần phối hợp với Giản Hạ Thủy (Bính Tý, Đinh Sửu), Tuyền Trung Thủy (Giáp Thân, Ất Dậu) và Thiên Hà Thủy (Bính Ngọ, Đinh Mùi) mới tốt. Sa Trung Kim cũng sợ gặp Lộ Bàng Thổ (Canh Ngọ, Tân Mùi), Sa Trung Thổ (Bính Thìn, Đinh Tỵ) và Đại Trạch Thổ (Mậu Thân, Kỷ Dậu) vì sẽ bị nó chôn vùi.

Bính Thân, Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa
Thân là cửa mở xuống dưới đất, Dậu là nơi về của thái dương. Một ngày đến chỗ đó là dần dần tối đi như mặt trời xuống núi. Cho nên, gọi là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi). Sơn Hạ Hỏa thực tế là chỉ mặt trời lúc buổi tối, mặt trời đã xuống núi thì tự nhiên gặp Thổ gặp Mộc là tốt. Nó là ánh sáng mặt trời vào đêm không thích gặp Tích Lịch Hỏa, Thiên Thượng Hỏa và Phú Đăng Hỏa.

Mậu Tuất, Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc
Ý nghĩa của Mậu là đồng bằng, Hợi là nơi sinh ra mộc. Cây sinh ở đồng bằng thì không thể là một quần thể lớn rộng mà chỉ là từng đám cây nhỏ, cho nên gọi nó là Bình Địa Mộc (cây đồng bằng). Bình Địa Mộc thích mưa nhưng không thích sương giá băng tuyết, nó cũng không thích nhiều đất mà cũng không thích rộng rãi, thường bị người chặt phá vì thế nên sợ Kim, nếu gặp Kim là bất lợi. Nó thích Thủy, Thổ và Mộc. Ngoài ra có một loại mệnh quý gọi “Hàn cốc hồi xuân” tức là người sinh ở mùa đông, trong mệnh lại gặp Dần, Mão. Hai chi này đều thuộc Mộc nên gọi là sinh trưởng của cây trong mùa đông cũng là một loại mệnh quý.

Canh Tý, Tân Sửu: Bích thượng thổ
Sửu là chính vị của Thổ trong ngũ hành. Nhưng Tý là nơi Thủy trong ngũ hành thịnh vượng. Thổ gặp phải Thủy tràn lan mà biến thành bùn, cho nên chỉ có thể đắp đập mà gọi là Bích Thượng Thổ (đất trên tường). Bích Thượng Thổ dùng để làm nhà, đầu tiên phải dựa vào xà cột cho nên gặp Mộc sẽ tốt, gặp Hỏa thì xấu, gặp Thủy cũng là mệnh hay nhưng trừ gặp Đại Hải Thủy. Còn với Kim thì chỉ hợp Kim Bạch Kim.

Nhâm Dần, Quý Mão: Kim Bạch Kim
Dần Mão ngũ hành thuộc Mộc, là nơi Mộc vượng. Mộc vượng thì Kim bị gầy yếu. Kim trong ngũ hành tuyệt ở Dần, thai ở Mão. Tóm lại Kim ở đây mềm yếu không có lực cho nên gọi là Kim Bạch Kim.
Mọi người dùng Kim Bạch Kim làm đồ trang sức, người xưa dùng nó để phủ chữ trong các đền chùa và các đồ khí cụ khác, ánh sáng của nó đẹp đẽ tôn quý nguồn gốc của nó là do kim gia công mà thành. Kim Bạch Kim gặp Thành Đầu Thổ, Bích Thượng Thổ mới có cơ hội phát triển. Trong sách nói mệnh Kim gặp Mậu Dần (Thành Đầu Thổ), gọi là “Viên ngọc núi Côn Sơn”. Quý Mão trong Kim Bạch Kim gặp Kỷ Mão (Thành Đầu Thổ) gọi “Thổ ngọc đông thăng” đều là mệnh quý.

Giáp Thìn, Ất Tỵ: Phú Đăng Hỏa
Thìn là trời đã sáng, Tỵ là sắp đến buổi trưa. Mặt trời tỏa sáng thiên hạ không cần phải đốt đèn chiếu sáng, cho nên bị xem là Phú Đăng Hỏa (lửa ngọn đèn), ánh sáng của đèn lung linh, cây đèn chiếu sáng đến những nơi mặt trời mặt trăng không thể chiếu sáng tới được.
Phú Đăng Hỏa chính là lửa chiếu sáng ban đêm, nó không tách khỏi được với gỗ và dầu. Dầu trong ngũ hành thuộc Thủy chi nên ngọn đèn gặp Mộc gặp Thủy là tốt. Đêm chủ âm do đó Phú Đăng Hỏa kỵ mặt trời. Phú Đăng Hỏa có hai loại mệnh quý, một là “Che đèn thêm dầu” chỉ Phú Đăng Hỏa gặp Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy. Và một loại “Dưới đèn múa kiếm” chỉ Phú Đăng Hỏa gặp Kiếm Phong Kim. Ngoài ra Phú Đăng Hỏa còn sợ gặp Thổ trong ngũ hành chỉ trừ Ốc Thượng Thổ (Bính Tuất, Đinh Hợi). Nó cũng thích Hỏa nhưng trừ Tích Lịch Hỏa là lửa rồng thần tất phải có gió thổi làm tắt lửa đèn.

Bính Ngọ, Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy
Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ là nơi ngũ hành Hỏa vượng nhưng nạp âm gọi thủy. Thủy từ trong Hỏa sinh ra cho nên xem như Thiên Hà Thủy (nước trên trời). Nguyên khí lên cao khí thế sung túc hóa thành mây mù rơi xuống thành mưa. Nó có công lao thúc đẩy sự sinh trưởng vạn vật.
Nước trên trời vốn ở trên cao, cho nên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ở dưới đất không thể khắc chế được. Duy chỉ có Bích Thượng Thổ (Canh Tý, Tân Mùi) là đất trên tường là tương xung với nó.

Mậu Thân, Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ
Thân là quẻ Khôn, quẻ Khôn trong bát quái ý nghĩa là đất. Dậu là quẻ Đoài, quẻ Đoài ý nghĩa trong bát quái là đầm ao. Mậu Kỷ trong ngũ hành thuộc Thổ, nó ở trên mặt đất ao hồ giống như bụi bay trong không khí. Cho nên gọi nó là Đại Trạch Thổ (đất đầm lớn).
Nguyên khí dần dần hồi phục, vạn vật sinh mệnh thu lại đều giống như Đại Trạch Thổ quay về với mặt đất. Đại Trạch Thổ thuộc mệnh cách tương đối cao quý, nó đại biểu cho khuynh hướng quay về với bản tính. Đại Trạch Thổ thích nước tương đối thanh tĩnh như Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy. Nó cũng thích Kim thanh tú như Thoa Xuyến Kim, Kim Bạch Kim. Có một số can chi khí vượng thế mạnh nó gặp phải bị vùi chon như Đại Hải Thủy, Sơn Đầu Hỏa, Sơn Hạ Hỏa, Phú Đăng Hỏa…Gặp phải Tích Lịch Hỏa đành phải dùng Thủy hóa giải. Nhưng vật cực tất phản mệnh, cách khắc này ngược lại thành quý.

Canh Tuất, Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim
Ngũ hành Kim suy yếu tại Tuất, bệnh tại hợi. Kim đã suy yếu lại bệnh, cho nên rất mềm yếu mà gọi Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức). Thoa Xuyến Kim là vàng bạc liệu có phú quý không? Không nhất định như vậy. Vạn vật cái quý nhất là được bản tính tự nhiên. Cho nên Thoa Xuyến Kim là vật để đeo trang sức đương nhiên đã bị làm tổn thương. Thoa Xuyến Kim sợ gặp Hỏa, thích gặp Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Khê Thủy, Trường Lưu Thủy dài là tốt. Nhưng sợ gặp Đaih Hải Thủy ví như đá rơi đáy biển. Ngoài ra nó còn thích Sa Trung Thổ bởi vì Thổ có thể sinh Kim.

Nhâm Tý, Quý Sửu: Tang Đố Mộc
Ngũ hành Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Thổ sinh Kim. Thủy có thể làm cho Mộc sinh trưởng tươi tốt nhưng Kim lập tức có thể chặt nó. Nó giống như cây dây vừa mới sinh trưởng đã bị người ta chặt, cho nên gọi nó là Tang Đố Mộc (gỗ cây dâu). Quá trình sinh trưởng của Tang Đố Mộc nếu gặp Sa Trung Thổ, Lộ Bàng Thổ, Đại Trạch Thổ nơi sinh nó thì rất tốt. Gặp Trường Lưu Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Khê Thủy sẽ giúp nó tươi tốt. Nếu gặp Tùng Bách Mộc (Canh Dần, Tân Mão), đây gọi là mạnh yếu giúp nhau, gặp Dương Liễu Mộc người ta gọi “Dâu liễu thành rừng” là cảnh an cư lập nghiệp. Gặp Đại Lâm Mộc giống như nhánh sông gặp dòng sông là rất tốt. Chỉ có gặp Bình Địa Mộc, Thạch Lựu Mộc sẽ bị tàn phá chèn ép là xấu.

Giáp Dần, Ất Mão: Đại Khê Thủy
Dần Mão thuộc phương Đông, Dần là nơi gió đông thịnh vượng. Mão ở chính Đông, nếu nước hướng chảy chính Đông thì tha hồ thỏa thích trên đường tụ hội thành dòng chảy ra sông mà gọi là Đại Khê Thủy (nước suối lớn). Đại Khê Thủy cần chảy về biển mà điều quan trọng là chảy liên tục không dứt. Do đó nước suối lớn nên gặp Kim sinh Thủy giúp. Nếu gặp các loại Thổ khác và phải sinh Mộc đều không hay. Chỉ có Nhâm Tý, Quý Sửu là núi, lại gặp nước, trong sách gọi “Nước chảy quanh núi” mới là cục mệnh quý.

Bính Thìn, Đinh Tị: Sa Trung Thổ
Thổ trong ngũ hành mộ ở Thìn, tuyệt ở Tỵ. Bính Đinh ngũ hành thuộc Hỏa trưởng thành tại Thìn, hiển thân tại Tỵ. Thổ này ở thế mộ tuyệt nhưng Hỏa lại vượng khiến cho nó có thể làm lại mới tất cả. Nó giống như những đốm tro khi đốt bay lên rồi rơi xuống thành Thổ, cho nên gọi là Sa Trung Thổ (đất trong cát). Sa Trung Thổ có Kim là quý, lại cần nước trong mà lọc Kim ra, cho nên gặp Thủy gặp Kim là quý. Nó thích gặp Thiên Thượng Hỏa có ánh thái dương bãi cát chạy dài cảnh mới đẹp. Nó lại thích Tang Đố Mộc, Dương Liễu Mộc, vì hai loại gỗ này cát mới có thể trồng nó, ngoài ra gặp các loại Mộc, khác đều không tốt.

Mậu Ngọ, Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa
Ngọ là giai đoạn cực thịnh vượng của Hỏa trong ngũ hành, mà Mùi, Kỷ là nơi Mộc sinh trưởng khiến cho thế Hỏa càng vượng. Hỏa mạnh bốc cao mà gọi Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời), Thiên Thượng Hỏa là mặt trời nên thích gặp Mộc, Thủy, Kim để điều hòa phối hợp biến hóa khiến cho Thủy tưới Mộc tươi tốt, Mộc giúp Hỏa bốc cháy. Nó thích Phú Đăng Hỏa ngoài ra với các Hỏa khác đều tương khắc. Nó lại thích gặp Thổ, nếu có Kim, Mộc thì hình thành một mệnh cực quý. Thiên Thượng Hỏa nếu đơn độc với Thủy thì dễ hình thành Thủy Hỏa tương khắc.

Canh thân, Tân dậu: Thạch Lựu Mộc
Thân đại diện cho tháng 7, Dậu đại diện cho tháng 8. Khi này cây cối đã bắt đầu tàn lụi, chỉ có cây thạch lựu (ổi) là kết trái mà gọi là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây lựu). Thứ cây này vào mùa thu kết trái cho nên tính Mộc cứng rắn, với Thủy, Mộc, Thổ, Kim qua lại có thể hòa hợp thành tốt. Duy chỉ có Đại Hải Thủy thế thủy ào ạt gặp nó sẽ bần cùng bệnh tật. Có thể gặp Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Lô Trung Hỏa cũng tốt, nhưng hỏa ấy sẽ dự báo điềm xấu. Thạch Lựu Mộc thường bao hàm mệnh quý như sinh tháng 5 là ngày trụ hoặc giờ trụ lại có mang một Hỏa thì gọi “Thạch lựu phun lửa”. Gỗ gặp Dương Liễu Mộc gọi “Hoa hồng liễu xanh”.

Nhâm Tuất, Quý Hợi: Đại Hải Thủy
Thủy trong ngũ hành tại Tuất là giai đoạn đã thành thục, tại Hợi cũng là giai đoạn thành thục. Do đó thủy ở đây thế lực hùng hậu, đồng thời ngũ hành của Hợi thuộc Thủy đại diện ý nghĩa của sông đổ ra biển, cho nên gọi nó là Đại Hải Thủy (nước biển lớn).
Biển cả mênh mông thế vô cùng tận không có gì có thể so sánh được. Nó là nơi quy tụ của các con sông, cho nên các loại Thiên Hà Thủy, Trường Lưu Thủy, Đại Khê Thủy...gặp Đại Hải Thủy đều tốt. Nhâm Thìn trong Trường Lưu Thủy phối hợp với Đại Hải Thủy gọi “Rồng quay về biển” mệnh này phú quý một đời không ai so nổi.
Trong Hỏa nó thích Thiên Thượng Hỏa vì mặt trời mọc ở biển Đông. Trong Kim nó thích Kim đáy biển, trong Mộc nó thích Tang Đố Mộc, Dương Liễu Mộc, trong Thổ nó thích Đại Trạch Thổ, Lộ Bàng Thổ. Ngoài ra tất cả đều không chịu nổi Đại Hải Thủy gặp nhau tất sẽ hại lớn, như Đại Hải Thủy gặp Tích Lịch Hỏa tạo thành thế nước sung hãn, phong ba bão táp, mệnh người như vậy một đời lao khổ. Cho nên cần phải có thế núi hùng hậu để trấn giữ biển.