Thuốc sơ cứu khi đi du lịch

Để chuyến du lịch an toàn và phòng trước những chuyện xảy ra trên đường đi như: đau bụng, cảm sốt, trầy xước, dị ứng... trước khi đi, ban nên chuẩn bị cho mình và gia đình, bạn bè một túi thuốc sơ cứu với những thành phần cơ bản như sau:

Tiêu hóa:

Loperamide:
Cầm tiêu chảy
Chống chỉ định: trẻ dưới 12 tuổi và người già.
Biseptol
Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, thận-tiết niệu. Viêm nhiễm đường tiêu hóa, kiết lỵ mãn, đặc biệt nhiễm khuẩn do Salmonella, Shigella, E. coli.
Chống chỉ định: Quá mẫn với sulfamid hay trimethoprim. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Giảm đau, hạ sốt:

Acetaminophen (còn gọi Paracetamol):
Chú ý khi dùng cho người bị bệnh gan, tuyệt đối không dùng liều quá lớn mà không có chỉ định của bác sỹ.
Ibuprofen 
Thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic. Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm.
Thuốc này an toàn hơn cho trẻ em, chú ý khi sử dụng cho người mang thai, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ.
Kamistad-Gel: Thành phần chính chứa Lidocain và Tinh dầu hoa Cúc, tác dụng: giảm đau tại chỗ. có thể bôi trong miệng khi bị nhiệt miệng và sử dụng thay thế thuốc gây tê Lidocain

Chống dị ứng:

Chlorpheniramine (Chlorpheniramine maleate)
Viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm và những triệu chứng dị ứng khác: mày đay, viêm mũi vận mạch do histamin, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc, phù mạch, phù Quincke, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh, côn trùng đốt, ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thuỷ đậu.
Chống chỉ định: Người bệnh đang cơn hen cấp, người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, Glaucom góc hẹp (thiên đầu thống), loét dạ dày chít, tắc môn vị - tá tràng, người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng. 

Sát khuẩn:

Povidone Iodine
Natri Chlorid (nước muối)

Thuốc mỡ trị ngứa:

Celamine (NORASH):
Trị viêm da tiếp xúc và kích ứng, loét chân ở bệnh nhân tiểu đường, bỏng nhẹ, đứt da, vết thương, vết côn trùng chích đốt, nứt nẻ chân tay. Ngứa không đặc hiệu. Bảo vệ vết thương sau khi mở thông hồi tràng. Cháy nắng
Chống chỉ định: Tăng nhạy cảm với oxyde kẽm, cetrimide, calamine hay dimethicone.

Thuốc bỏng:

Biafine
Trị bỏng độ 1-2, vết thương ngoài da không nhiễm trùng
Chống chỉ định: Dị ứng với thành phần thuốc, vết thương có chảy máu, vết thương có nhiễm trùng.
Panthenol (D Panthenol)
Điều trị hỗ trợ các bệnh ở da và niêm mạc, các tổn thương ở da như: da bị trợt, vết bỏng, bỏng do nước nóng, hơi nóng, vết thương phẫu thuật vô khuẩn, mảnh ghép da chậm lành,v ết rám nắng, da mất đàn hồi, vết nứt và kẽ nẻ, rách da cũng như các bệnh ngoài da có mụn nước to và nhỏ, chứng herpes môi.
Chưa có hạn chế nào về Panthenol.
Thuốc có 2 dạng thuốc mỡ và hộp xịt.

Vitamin và thuốc khác

Ngoài các loại thuốc chính trên, nên có trong túi thuốc một số loại thuốc sau:
Vitamin C, B1B6, B12 (có thể dùng 3B tổng hợp) dùng bổ sung trong trường hợp thiếu vitamin hay cần phục hồi sau ốm
Vitamin PP (B3): Bổ sung khi nhiệt miệng do thiếu PP (cơ thể không tích trữ Vitamin này nên không lo xảy ra tình trạng thừa PP, tuy nhiên, nếu dùng liều cao hay nhiều ngày liên tục sẽ gây chóng mặt, buồn nôn hay đánh trống ngực, nếu xảy ra hiện tượng trên, dừng ngay việc dùng thuốc.
Oresol 245: bù điện giải khi mất nước do tiêu chảy hay nắng nóng
Hoạt huyết dưỡng não
Baking Soda (thuốc muối): chống đầy bụng
...

Dụng cụ y tế:

Băng chun
Gạc vô trùng
Bông y tế
Băng cuộn
Băng keo
Băng cầm máu nhỏ và to
Kéo y tế
Găng y tế

Ngoài các loại thuốc kể trên, trường hợp có người được đào tạo về y tế nên có thêm 03-05 ống Adrenaline 1mg cùng một vài xi-lanh. Adrenaline được dùng trong: hồi sức tim phổi, cấp cứu choáng phản vệ và choáng dạng phản vệ (có giãn mạch hệ thống và cung lượng tim thấp), cơn hen ác tính (phối hợp với các thuốc khác như glucocorticoid, salbutamol).
LƯU Ý: Việc chỉ định và sử dụng adrenalin phải do thầy thuốc có kinh nghiệm thực hiện.

5 loại quả độc hay gặp

1. Cà Độc dược


 Cà độc dược (Datura metel) là một cây dại mọc tại nhiều vùng miền của Việt Nam. Trong Đông y, quả cà độc dược là một vị thuốc. Tuy vậy, với độc tính cao, nó chỉ được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi bị ngộ độc cà độc dược, nạn nhân có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong do hôn mê.

2. Cam thảo dây

Cam thảo dây (Abrus precatorius) là loài cây thuộc họ đậu, có dây lá như lá me, quả giống quả đậu nhưng bên trong mang những hạt có màu đỏ - đen rất đẹp, dễ thu hút trẻ con.
Tuy vậy, những hạy này có chứa chất abrin là độc tố rất mạnh, có thể gây chết người dù chỉ nhai vài hạt.

3. Mã tiền

Quả mã tiền (Strychnos nux-vomica) có hình dáng rất giống quả cam, được biết đến như một thứ độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều chất alcaloid, nếu ăn nhầm sẽ bị co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.

Do độc tính của mình, mã tiền được sử dụng như một loại thuốc diệt chuột. Chúng cũng nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc khủng khiếp đối với con người.

4. Móc gai (Móc hùm)

Cây móc gai hay móc hùm (thuộc nhiều phân loài khác nhau như Capparis versicolor, Capparis tomentosa, Capparis moonnii...) có quả hơi giống quả dâu da đất...
Ruột quả có một lớp cơm nhầy bao bọc trông khá hấp dẫn. Tuy vậy, đây là nơi chứa chất glycosid có thể gây ức chế thần kinh trung ương dẫn đến tử vong nếu ăn phải.

5. Thầu dầu

Có quả rất bắt mắt, cây thầu dầu (Ricinus communis) được trồng nhiều để làm cảnh cũng như lấy dầu từ hạt. Tuy vậy, hạt của chúng cũng chứa ricin - một độc tố mạnh. Nhưng cũng theo sách y học cổ truyền, quả thầu dầu non có thể xào chín để ăn, chất độc của quả bị nhiệt phân (em chưa thử ăn đâu các bác ạ)
Theo các nhà khoa học, lượng độc tố từ 5 - 6 hạt thầu dầu có thể khiến một trẻ em nhỏ tử vong, 9 - 10 hạt đủ làm chết một người lớn.