Thần Tài

Một trong những vị thần được thờ nhiều nhất ở nước ta là Thần Tài, nếu lấy vị thần được thờ nhiều nhất làm quốc đạo chắc nước ta theo đạo Thần Tài.
Được thờ phổ biến nhất là hai vị Thần Tài - Ông Địa, tuy nhiên còn nhiều vị khác nhưng không phổ biến hoặc thờ mà không biết hặc gọi sai tên Ngài.
Thần Tài - Ông Địa:
Thần tài - Ông Địa
Du nhập theo các thương lái người Hoa thuộc Lưỡng Quảng, Phúc Kiến vào miền Nam đầu thế kỷ 20 rồi dần dần lan ra miền Bắc, 2 vị này thường được bày trong khám thờ với bài vị kép:
"Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần
Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần"
bên ngoài khám là liễn đối:
"Thổ năng sinh bạch ngọc
Địa khả xuất hoàng kim"
Hai vị này do du nhập vào miền Nam nên việc thờ cũng theo phong tục trong Nam với nghi thức đơn giản hơn nhiều so với các thần thánh khác.
Tài Bạch Tinh Quân:
Thường gọi tắt là Thần Tài, không mấy ai biết đủ về danh hiệu của Ngài nên thương nhầm với hai vị Thần Tài - Ông Địa ở trên.
Tài Bạch Tinh Quân
Bố Đại Hòa thượng:
Do có ngoại hình giống Di Lặc Tôn Phật nên Ngài thường bị dân gian gọi nhầm tên này, vậy nên không biết khi khấn Ngài có về chứng hay không nữa, thương người ta không lập ban thờ riêng cho Ngài mà chỉ bày tượng Ngài ở nơi gần cửa, trước sân hoặc thờ chung ban với thần tài khác.
Bố Đại Hòa thượng


Bố Đại Hòa thượng
Quan Đế Thánh quân:
Một trong những vị được thờ khá nhiều mà không mấy ai nghĩ rằng mình đang thờ thần tài đó là Quan Đế Thánh quân, dân gian thường gọi Quan Công, Quan Vũ... Người ta thường thờ Ngài để trấn Sát khí, Hung địa mà không nghĩ rằng việc thờ Quan Đế Thánh quân có thể hóa Hung thành Cát, trấn Sát hóa Tài mà được thêm nhiều tài nhiều lộc.
Quan Đế Thánh quân
Triệu Công Minh:
Ngài Mặt đen, Râu dài, cưỡi Hắc Hổ, cầm roi phép, được Ngọc Hoàng phong là "Lôi bộ phó Nguyên soái", cũng là một vị Võ thần tài. Dưới trướng của Ngài là 4 vị:
 - Chiêu Bảo Thiên tôn Tiêu Thăng
 - Nạp Trân Thiên tôn Tào Bảo
 - Chiêu tài Sứ giả Trần Cửu Công
 - Lợi Thị Tiên quan Dao Thiếu Tư
Triệu Công Minh
Hắc-Bạch Vô Thường:
Tuy là 2 vị quỷ sứ dẫn hồn tay cầm tràng phan trước điện Diêm Vương nhưng đây cũng là Thần tài được dân gian Lưỡng Quảng thờ khá nhiều, với ban thờ có 4 chữ "Nhất kiến sinh tài" với quan niệm tuy là quỷ bắt hồn, nhưng nếu ai có duyên gặp 2 Ngài thì thường phát tài phát lộc rất lớn.

HƯỚNG ĐẶT BAN THỜ THẦN TÀI:
Nhiều người thường cẩn thận xem bói theo tuổi để đặt ban thờ Thần Tài, để tỏ ra thông thạo, nhiều thầy cũng xem hướng, xem tuổi để đặt ban Thần Tài cho gia chủ, đây là quan niệm hết sức sai lầm.
Thường ban Thần Tài có thể đặt trong nhà, ngoài sân... nhưng nhất thiết phải quay ra cửa hoặc cổng, nơi có khách khứa ra vào. Nơi đặt ban Thần Tài trong nhà phải quay ra của chính, không được để bất cứ vật gì che chắn làm khuất tầm nhìn, không đối diện gương, kính...
Trên ban thờ thần tài có thể đặt 3 hũ: gạo, muối, nước. Tượng trưng cho những thứ thiết yếu của cuộc sống, cũng là của ăn của để.
Linh vật trên ban thần tài thường đặt Thiềm Thừ 3 chân với ý nghĩa thăng tiến (không dùng loại 4 chân, đã hóa Thiềm Thừ hoàn toàn, làm mất ý nghĩa thăng tiến), Tỳ Hưu để giữ của, Long Quy để làm ăn được bền vững, chắc chắn (ngoài ra, chữ Long, đồng âm với Long là Rồng, còn có nghĩa Thịnh Vượng)...